Hình tượng sao Phá Quân - Trụ Vương

Trong phong thần bảng nhân vật có khả năng đại diện cho sao Phá Quân nhất phải kể tới Trụ Vương. Theo “Phong thần diễn nghĩa” Trụ Vương tại vị vào tháng Hai năm thứ 7 thì chư hầu Bắc Hải thứ thất thập nhị lộ tạo phản. Chư hầu tạo phản coi Hầu Phúc Thông làm thủ lĩnh. Trăm cung trong cung Triều Ca đều hoảng loạn, Thái sư Văn Trọng lập tức dâng tấu cho quân dẹp loạn, việc trong triều tạm giao phổ cho các đại thần như Tể tướng Thương Dung, Võ Thành Hầu Hoàng Phi Hổ.


Sao Phá Quân - Trụ Vương

Ngày 14 tháng Ba năm đó, tể tướng Thương Dung khởi tấu: “Bệ hạ, ngày Mườii lăm tháng Ba là ngày sinh của Thần Nữ Oa, mong Bệ hạ có thể dâng hương cầu khấn, bảo hộ cho triều đại chúng ta quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, ngai vàng giữ vững, bốn mùa không có thiên tai”. Trụ Vương cảm thấy ý này rất hay, thế là chuẩn tấu. Cách nhật, Trụ Vương lên kiệu, tùy tùng văn võ trong cung hộ giá, đi ra cửa Nam, tới cung Nữ Oa. Trụ Vương lên đại điện, dâng hương cúng bái, bách quan cũng hành lễ khấn bái theo. Trụ Vương ngắm nghía xung quanh tượng thần, nhìn thấy tượng thần Nữ Oa dung mạo vô cùng xinh đẹp, quốc sắc thiên hương, không kìm nổi hồn xiêu phách lạc, dâm dục trong lòng trào dâng, nhất thời tâm huyết tuôn trào, bèn đề lên tường một bài thơ:

Phượng loan bảo trướng cảnh phi thường, tận thị nê kim sảo dạng trang,
Khúc khúc viễn sơn phi thúy sắc, phiên phiên vũ trụ ánh thái hà.
Lê hoa đới vũ tranh kiều diễm, thược dược lung yên sính mị trang,
Đán đắc yêu nhiêu năng cử động, thủ hồi trường lạc thị quân vương.  

Trụ Vương vừa đề thơ xong, tể tướng Thương Dung vừa nhìn đã thấy không đứng đắn, bèn nghiêm mặt khởi tấu:

“Bệ hạ, Nữ Oa là chính thần từ thời Thượng cổ tới nay, Bệ hạ không nên trêu chọc, Làm thơ khinh mạn Thần như thế này, quả là không phù hợp, xin Bệ hạ lệnh cho người dùng nước rửa sạch bài thơ trên tường, tránh việc bách tính sẽ nói Bệ hạ vốn là vua một nước mà lại có lúc thất đức như vậy”.

Trụ Vương chăng quan tâm xem Thương Dung có hợp lý không, lập tức nói trước mặt tất cả các đại thần

“Trẫm chỉ là thấy vẻ đẹp của tiên nữ, làm bài thơ ca ngợi, không hề có ý gì khác, các khanh đừng nói nhiều nữa!”

Trụ Vương nói như vậy, bách quan văn võ ở đó không ai dám nổi tiếp, chỉ biết cúi đầu im lặng về triều.

Ngày Mười lăm tháng Ba tuy là ngày sinh của Nữ Oa, nhưng Thần sáng sớm đã tới hỏa vận cung triều để chúc mừng Phục Hy, Viêm Đế, Hiên Viên. Giữa trưạ mới về tới cung, bỗng nhìn thấy bài thơ hoang dâm được đề trên tường của Trụ Vương, không kìm được tức giận mà rằng:

“ Ân Trụ đúng là vô đạo hôn quân, không kính trọng thượng thiên thì thôi lại còn làm thơ để làm nhục ta, hành vi đúng là đáng ghét tận cùng. Ta thấy Thương triều khí số cũng tận, nếu không báo ứng hắn ta thì khó mà thể hiện thần uy!”

Sau khi Trụ Vương từ cung Nữ Oa trỏ về bèn bắt đầu tơ tưởng tới vẻ đẹp của nữ thần, càng không thèm để mắt tối hoẵng hậu và các phi tử hậu cung, thế là nghĩ ra một cách, định lệnh là bốn nước chư hầu lớn chọn ra mỹ nhân, tiến cúng vào cung để hầu hạ. Từ tuyển phi tới Đát Kỷ tiến cung làm bại hoại triều cương, Trụ Vương hành động như vậy, làm dẫn ra một loạt các câu chuyện đáng khóc đáng cười trong “Phong thần diễn nghĩa”.

Trụ Vương tuy làm bại quốc, song trong triều vẫn còn có nhiều trung thần, như Hoàng Thúc Ắ tướng Tỷ Can, Hoàng thúc Ki Cơ, Thái sư Văn Trọng, Tể tướng Thương Dung, Võ thành hầu Hoàng Phi Hổ, Tứ đại chư hầu, điện tiền đại tướng Phương Bật, phương tướng huynh đệ... Tuy nhiên, phần lớn trong số đó bị bức hại, hoặc chết hoặc bỏ trốn, không ít người quy thuận Tây Bá Hầu Cơ Xương. Quốc chính của Thương triều băng hoại, thêm vào đó bách tính li tận, lòng dân quay lưng, dẫn tới về sau Vũ Vương kết hợp với các nước Chư hầu phá Trụ, lập ra chính: quyền nhà Chu.

Trụ Vương chìm đắm trong tửu sắc, chỉ tỉnh lại khi nghe thấy tiếng kêu la, nhận ra sự tình đã vô cùng nghiêm trọng, cục diện đã tới bước không thể lui được nữa. Ông hối cải đã muộn, không còn đường để lui, thêm vào đó Khương Tử Nha liên phá ngũ quan, tiến vào sát chân thành Triều Ca, thế là chỉ còn có thể chọn phương thức tự sát. Trước khi ông chết, bên cạnh chỉ còn lại một thị hầu, tất cả thần dân sớm đã bỏ ông mà đi. Ông đành phải tự chuẩn bị củi đốt, lặng lẽ leo lên Trích Tinh Lâu tự thiêu mà chết, kết thúc Thương triều với 27 đời truyền vị và kéo dài hơn 600 năm lịch sử.

Sau khi Trụ Vương chết, hồn phách bay lên đài làm “sao Phá Quân”, trở thành thần phá hao, điều khiển phá hoại, tiêu hao.

Nhân vật tương ứng với sao Phá Quân trong Tử vi đẩu số là vua triều Ân Thương - Trụ Vương. “Thiên hạ vi chi Trụ”, mọi người gọi là Ân Trụ Vương hoặc Thương Trụ Vương, là quân chủ cuối cùng của thời Thương Trung Hoa, cũng là một bạo quân trong lịch sử Trung hoa Trong “Sử ký. Ân bản kỷ” có ghi chép về Trụ Vương:

“Trọng hình tịch, hữu bào cách chi pháp”
(Coi trọng xử phạt hành hình, có cách đừng sắt nung đỏ đốt da thịt người, một kiểu tra tấn tàn bạo thời trung cổ),
“Cửu hầu nữ bất ý dâm, Trụ nộ, sốt chi”.
(Con gái của chín nước chư hầu không đáp ứng dâm dục của vua Trụ, làm vua Trụ tức giận, sẽ bị giết)
“Phu ác hầu thi”.
(Phơi xác khô cho chim ăn)
“Phẫu Tỷ Can, quan kỳ tâm”.
(Phanh thây Tỷ Can để xem tim)

Nữ Oa là hình tượng thần thoại quan trọng thời Thượng cổ, là nữ thần sáng lập ra Trung Hoa. Truyền thuyết kể lại rằng, bà lấy hoàng thổ phỏng theo bản thân để tạo người, sáng tạo ra xã hội nhân loại. Về sau, giới tự nhiên xảy ra một trận đại thiên tai, long trời lở đất, các mãnh thú đều ra tàn sát bách tính, Nữ Oa lại luyện đá ngũ sắc để vá trời, giết chết các loại mãnh thú. Ngoài điều này ra, Nữ Oa còn tạo ra nhạc cụ Sênh Hoàng (khèn), thay nhân loại lập ra chế độ hôn nhân, được người ta phong lấm nữ thần âm nhạc và nữ thần hôn nhân.

Nữ Oa là nữ thần tạo ra thế giới trong thần thoại Thượng cổ Trung Hoa. Tuy Nữ Oa không phải là nhân vật đại diện cho tinh diệu trong Tử vi đẩu số, nhưng Đát Kỷ loạn chính, Trụ Vương vô đạo bắt nguồn từ sự trừng phạt của Nữ Oa, bởi vậy, Nữ Oa có thể cho là sức mạnh thúc đẩy sau cánh gà của câu chuyện Phong Thần.

xem thêm