Sao Hỏa - Na Tra

Trong câu chuyện Phong thần, Na Tra là con trai thứ ba của Lý Tịnh, tương truyền là chuyển thế của Linh Chu Tử, là một trong những đệ tử của Thái Ất Chân Nhân.


Trong chuyện “Phong thần diễn nghĩa”, coi Na Tra đại diện cho sao Hỏa trong lục sát tinh của Tử vi đẩu số, cổ thể xem là vô cùng phù hợp. Căn cứ theo ghi chép của “Phong thần diễn nghĩa”, Na Tra dưới triều Thương là con trai của Tổng binh trấn thủ Trần Đường Quan Lý Tịnh.

Trong khi Lý Tịnh tu đạo, từng bái Tây Côn Luân Độ ách Chân Nhân làm sư phụ, bởi vì tiên đạo khó thành, xuống núi nhận chức Tổng binh, phu nhân là Ân Thị mang thai, nhưng mang thai trải qua ba năm sáu tháng, vẫn chưa sinh, hiển nhiên là hiện tượng dị thường.

Trong lòng Lý Tĩnh nghĩ: “Không biết là quái thai hay là đại họa?”

Phu nhân cũng vì vậy mà vô cùng buồn phiền, không biết làm sao mới được.

Một đêm phu nhân trong mơ thấy một vị đạo nhân vào phòng, trong lòng thầm nghĩ:

“Vị đạo nhân này, vì sao dám tự tiện tiến vào nội thất?”

Đạo nhân tặng một viên ngọc vào lòng phú nhân, chỉ nói:

“Phu nhân nhanh đón lân nhi!”

Phu nhân tỉnh giấc lập tức kể lại câu chuyện trọng mơ với Lý Tịnh, không ngờ, lời còn chưa dứt, liền cảm thấy bụng quặn đau, Lý Tịnh đành lui ra khỏi nội phòng, chưa đầy một lát  nữ tỳ vội vào báo:

‘Phu nhân sinh một quái vật”.

Lỵ Tịnh vội vàng chạy vào xem, nhưng nhìn thấy một ánh hồng quang, khắp phòng là mùi hương kì lạ, hóa ra là sinh ra một quả cầu bằng thịt, mềm nhũn lăn qua lăn lại. Lý Tịnh nhìn thấy cảnh này vô cung sợ hãi, không chần chừ rút kiếm ra chém, ai ngờ quả cầu vỡ ra một đứa trẻ trai béo trắng.

Đứa trẻ đầu thai này chính là Linh Chu Tử chuyển thế, nhưng thấy tay phải của nó mang chiếc vòng vàng, trên bụng quấn một dải lụa, chiếc vòng vàng và lụa Hỗn Thiên này là bảo vật của động Trấn núi Càn Nguyên. Lý Tịnh thấy đứa trẻ sinh ra đã có thể chạy khắp nơi, không kìm được lòng, bế con lên, vừa mừng vừa lo.

Ngày hôm sau, có Thái Ất Chân Nhân ở động Kim Quang núi Càn Nguyên cầu kiến. Đạo nhân nói:

“Nghe nói tướng quân sinh một công tử, đến để chúc mừng, liệu có thể gặp quý công tử một lát được không?”

Đạo nhân vừa nhìn thấy đứa trẻ bèn hỏi Lý Tịnh: “Đứa trẻ này đặt tên chưa?”

Lý Tịnh nói: “Vẫn chưa đặt tên”.

Đạo nhân nói: “Bần đạo đến để đặt tên cho nó, cho nó làm đồ đệ của bần đạo được chứ?”

Đạo nhân bèn đặt tên cho con trai thứ ba của Lý Tính là Na Tra. 

Theo ghi chép của Phong thần diễn nghĩa, Na Tra hồi nhỏ đã có thể dương cung Càn Khôn, tên Chấn Thiên mà Hoàng đế Hiên Viên để lại, một mũi tên trúng đồng tử hái thuốc của Thạch Cơ nương nương, vì thế mà mang tới họa lớn.

Khi bảy tuổi, nghịch nước ở Đông Hải Môn, Trần Đường Quan mà kinh động tới long cung của Long Vương Đông Hải, Tuần Hải Dạ Thoa với Tam thái tử của Long Vương là Ngao Bính vì muốn ngăn chặn hành động này đều bị Na Tra lấy mạng, bởi vậy làm cho Tứ Hải Long Vương vô cùng tức giận, bèn cáo trạng với Ngọc Đế, ép Lý Tịnh phai giao Na Tra để đền mạng, để giải được nỗi hận trong lòng. Na Tra một mình làm thì một mình chịu, sao lại bắt phụ thân đền tội, dùng phương thức “tích cốt hoàn phụ” để báo đáp ân dưỡng dục của cha.

Sau đó, hồn phách của Na Tra không có chỗ trú ngụ, bèn bay tới núi Càn Nguyên, được sư phụ Thái Ất Chân Nhân mời vào động phủ. Chân nhân gọi Kim Bá đồng nhi tới:

“Đi tới hồ Ngũ liên, hái hai bông sen, ba chiếc lá về đây”.

Sau khi đồng nhi lấỵ về, Chân Nhân ngắt từng cánh sen ra, đắp thành tam tài, xé lá sen ra thành ba trăm đốt xương, ba chiếc lá sắp theo; thượng, trung, hạ, phân theo thiên, địa, nhân, để một hạt Kim Đan ở giữa, đầu tiên làm phép, khí vận cửu chuyển, chia Long, đổi Hổ, bắt lấy hồn phách của Na Tra, đẩy lên phía trước, hét to câu lệnh:

“Na Tra không thành hình người thì còn đợi khi nào nữa?”

Trong chốc lát, truyền tới một tiếng động lớn, Na Tra hóa thân từ hoa sen nhảy ra, chỉ thấy chàng thân cao một trượng, mặt mày trắng trẻo, miệng đỏ như son, mắt sáng mày ngời phục xuống đất bái lạy sư phụ Thái Ất Chân Nhân.

Na Tra tuy cùng phụ thân trải qua một giai đoạn ân oán dùng lửa thiêu miếu Na Tra, nhưng Lý Tịnh cuối cùng được Nhiên Đăng đạo nhân hóa giải, hơn nữa, hai con trai đều dựa vào trướng của Vũ Vương, Lý Tịnh tự biết chức vị Tổng binh đã mất lập trường, từ chức tạm thời quay về núi đợi nhân duyên chín muồi, tiếp tục cùng hai con trai cống hiến tâm lực cho sự nghiệp phá Trụ.

Na Tra trong thời gian Vũ Vương phá Trụ đảm nhiện chức quan Tiên phong, cùng với Dương Tiễn ba mắt (sao Kình Dương), Hoàng Thiên Hóa (sao Đà La), Lôi Chấn Tử (Sao Linh) cùng sát cánh chiến đấu, lập nên hết chiến công này tới chiến công khác, bách chiến bách thắng. Nguyên nhân là do giỏi việc biến hóa chiến lược, và có chiến thuật khéo léo, đặc biệt là uy vũ và dũng khí khi lâm trận, tiến thắng tới sào huyệt của đối phương, có thể coi là những tướng trận đắc lực của Vũ Vương.

Sau khi Vũ Vương phá Trụ thành công, đại quân tiến vào thành Triều Ca, Chu Vũ Vương muốn sách phong công lao đó, nhưng Na Tra lại khéo từ chối, nóng lòng muốn quay về núi Càn Nguyên (Nơi ở của Thái Ất Chân Nhân) tiếp tục tu luyện. Có thể thấy Na Tra không màng tới danh lợi bổng lộc trong trần tục (Lý Tịnh và hai con trai đều quay về núi tu luyện).

Sau này Na Tra được phong làm sạo Hỏa, là đại diện cho ngôi sao có sức chiến đấu mạnh nhất. Sao Hỏa cũng có nghĩa là có động năng bền bỉ, không bao giờ hết. Nếu sao Hỏa và sao Thái Dương so sánh về năng lượng, nhiệt năng của sáo Thái Dương chịu ảnh hưởng của mặt trời mọc hay lặn, dễ có hiện tượng lúc mạnh lúc suy, còn sao Hỏa thì động năng luôn duy trì, hầu như không bị giảm.