Sao Thái Dương - Tỷ Can
Bắc bá hầu Sùng Hầu Hổ xây xong Lộc Đài cho Trụ Vương vào tháng Tư năm thứ Hai, sau khi Hoàn Công vào cung phục chỉ, Trụ Vương trong lòng vô cùng vui mừng, bèn cùng Đát Kỷ lên Thất hương xa, lệnh chọ Tỷ Can, Hoàng Phi Hổ phò tá, tiến tới Lộc Đài để xem tình hình hoàn công.
Tỷ Can nhìn Lộc Đài được xây bằng ngọc bích huy hoàng như vậy, trong lòng ngâm than:
“Quân thượng ngày càng mê muội, xây một công trình hao phí như vậy, không biết là lại áp bức bóc lột bao nhiêu của dân, dưới chân đài chôn vùi biết bao oan hồn”.
Sao Thái Dương - Tỷ Can
Trụ Vương hỏi Đát Kỷ: ’Tiệc Đài đã xây dựng xong, không biết lúc nào mời được thần tiên giá lâm?” Đát Kỷ trả lời rằng: “Bệ hạ có thể chọn ngày rằm của tháng này (đêm trăng tròn) bày yến tiệc ở Lộc Đài, cho làm cửu long đế, chỉ cần thành tâm thành ý, tới lúc thần tiên tự khắc sẽ giá lâm”. Trụ Vương nghe vậy rất lấy làm hài lòng.
Đát Kỷ sắp xếp các chị em đồng môn (động vật linh) trông coi trong huyệt mộ Hiên Viên, vào ngày trăng tròn, giá lâm Lộc Đài, để cho Trụ Vương tưởng thật. Màn đêm ngày rằm vừa buông xuống, Trụ Vương bèn lệnh cho Hoàng thúc Tỷ Can tổ chức tiệc.
Tỷ Can vừa tới Lộc Đài, nhìn thấy bàn tiệc bèn lắc đầu than:
“Quốc sự đã có dấu hiệu nguy nan, thê mà còn tin thần tiên cố thể giá lâm Lộc Đài è rằng lại là do Đát Kỷ dùng lời lẽ mê hoặc".
Giờ Tý vừa tới, chỉ thấy từng trận gió nổi lên, các chị em của Đát Kỷ cưỡi yêu khí mà tới, có tên thì biến thành đạo cô, cũng có tên hóa thành đạo nhân, lần lượt tiến vào Cửu Long Đế dự tiệc. Để không kinh động tới nhã hứng của các “thần tiên”, Trụ Vương đành phải đứng từ xa và cách một lớp màn, thấy họ tận tình hưởng thụ tiệc đế.
Khi tỷ muội của Đát Kỷ nhấc chén nâng ly, lần lượt tới kính rượu Trụ Vương, Tỷ Can phát hiện ra sự việc có phần kỳ quặc, trong không khí bốc lên mùi hôi thối, thêm vào đó các hồ ly tinh chưa từng được tham gia một đại tiệc long trọng như vậy, đều mạnh dạn uống rượu hát ca. Khi rượu đã ngấm, lúc này các hồ ly tinh đều bắt đầu xuất hiện đuối hồ ly. Tỷ Can nhìn thấy nhưng cũng không đi phá vỡ màn lừa đảo ngoạn mục này, Đát Kỷ thấy việc trước mắt sắp bại lộ, bèn chuốc rượu cho Trụ Vương say, lệnh cho người hộ giá hồi cung.
Đêm đó, các hồ ly tinh đều say mềm, bay không nổi, đành phải nghiêng ngả đi ra khỏi Lộc Đài, tìm đường về mộ Hiên Viên. Tỷ Can để cho Hoàng Phi Hổ theo dấu chúng, sau cùng phát hiện ra tổ huyệt của chúng trong mộ Hiên Viên. Tới canh năm, Tỷ Can lấy ra một đống củi, chặn cửa động của chúng, lấy lửa đốt sạch mộ huyệt. Các binh sĩ tiến vào kiểm tra, lấy ra được hơn 10 con hồ ly bị cháy đen. Sau mấy ngày, Tỷ Can sớm đã vào cung yết kiến Trụ Vương, trong tay cầm một chiếc áo được làm từ da hồ ly, tâu với Trụ Vương:
“Mùa đông sắp tới, vi thần đem chiếc áo khoác làm bằng da hồ ly này tới dâng lên bệ hạ để giữ ấm cho người”.
Trụ Vương nhìn thấy chiếc áo khoác may rất tinh sảo, hân hoan tiếp nhận. Đát Kỷ vừa nhìn thấy liền biết ngay tỷ muội đồng môn của mình đã chết, trong lòng nảy sinh lòng thù hận, tính toán xem làm thế nào để báo được môi đại nhục này.
Một ngày, Đát Kỷ và Hồ Hỉ Mi đang ở Lộc Đề hầu Trụ Vương ăn sáng, Đát Kỷ bỗng kêu thất thanh một tiếng, ngất đi, hai mắt nhắm chặt, răng cắn chặt vào nhau, mặt biến sắc... làm Trụ Vương toát mồ hôi vì sợ. Hỉ Mi bèn nói với Trụ Vương:
“Bệnh cũ của Đát Kỷ lại tái phát rồi”.
Trụ Vương lo lắng hỏi:
“Làm thế nào mới chữa khỏi được căn bệnh đau đớn này?”
Hỉ Mi trả lời rằng:
“Chỉ cần lấy được một trái tim linh long, thì mới có thể chưa được căn bệnh đau đớn này”.
Trụ Vương lại hỏi:
“Trong thành Triều Ca, ai có trái tim linh long này?”
Hỉ Mi giả vò làm vài tư thế, dùng ngón tay tính đi tính lại, sau đó nói với Trụ Vương:
“Trong triều có một đại thần, người này có trái tim linh long, chỉ e rằng ông ta không nỡ đưa ra”.
Trụ Vương lại hỏi: “Là ai?”
Hỉ Mi nói: “Á tướng Tỷ Can”
Trụ Vương tiếp lời nói:
“Ty Can là hoàng thúc, để cứu mạng của Đát Kỷ. nếu bắt buộc thì hẳn ông sẽ cho mượn”.
Bèn truyền lệnh cho hoàng thúc Tỷ Can lập tức vào triều diện kiến, Tỷ Can ở trong phủ khi tiếp nhận lệnh của Trụ Vương đã liệu tính lành ít dữ nhiều, nhưng không có cách nào vẫn phải vàọ cung gặp thánh thượng. Trụ Vương nói với Tỷ Can rằng Đát Kỷ đã ngã bệnh không dậy được, và muốn mượn trái tim linh long của Tỷ Can. Tỷ Can nhận thấy Trụ Vương đã hồ đồ mê muội tới mức này tự biết thiên hạ của Thương Thang sẽ lụi bại trong tạy Trụ Vương. Trong lòng ông vô cùng đau khổ, bèn lấy kiếm ngư trường, mở áo ra, hát lên một bài khuyên Trụ Vương rằng:
Yêu nghiệt cổ hoặc thụ đức thất trí, hôn dung vô đạo chúng bạn li hề.
Oán thanh tứ khởi dân dĩ lưu li, thành thang thiên hạ tương xu diệt hề.
Tỷ Can tâm xướng thương thanh khả giám, mãn xoang nhiệt huyết tử bất túc hề.
Nguyện vương tậm trí tảo nhật hồi tỉnh, li târn li đức bất khả vi hề.
Sau khi hát xong bèn lấy kiếm mổ bụng, lấy tim ra, vứt xụống đất, khoác lại y bào, một lời không nói, quay mình đi rạ, đi đựợc vài dặm đường, Tỷ Cạn thấy bên đường có một người phụ nữ đang rao bán rau vô tâm. Ông bèn dừng ngựa lại,hỏi:
“Ngưòi mà không có tim thì sẽ ra sao?’’
Người phụ nữ trả lợi rằng, lập tức sẽ chết.
Tỷ Can kệu to một tiếng, từ trên ngựa ngã xuống, máu từ trong ngực chảy tràn ra đất.
Hồn phách Tỷ Can bay tới đài Phọng thần, được phong làm sao Thái Dương, dựa vào hình ảnh Tỷ Can trung trinh ái quôç, cả đời tận tụy, đến chết vẫn kiên cường, cũng giống như , ánh sáng của mặt trời, chiếu sáng đại địa, cũng tượng trưng cho tấm lòng quang minh, quảng đại, bác ái, từ bị của ông.