Sao Thiên Cơ - Khương Tử Nha (Lã Vọng)

Khương Tử Nha họ Lã, tên Vọng, tự Tử Nha, hiệu là Phi Hùng, cũng hay gọi là Lã Thượng. Trong các điển tịch lịch sử đều công nhận địa vị lịch sử của ông, các phái Nho, Đạo, Pháp, Binh đều coi ông là nhân vật khởi nguồn, được tôn là "Bách gia tôn sư", tức là thầy của mọi nhà.


Sao Thiên Cơ - Khương Tư Nha

Đồ đệ yêu quỷ của Nguyên Thủy Thiên Tôn núi Côn Luân là Khương Tử Nha tự thụ mệnh xuống núi chuẩn bị giúp Tây Bá Hầu Cơ Xương phá Trụ nhưng xem ra mối thiện duyên chưa chín muồi, đành tạm thời ẩn cư Bàn Khê, Tây Kỳ, chờ đợi thời cơ tới, mỗi ngày đều đọc kinh thư “Hoàng đình”, ngộ đạo tu chân, rảnh rỗi liền tới dưới rặng liễu ven sông Hoạt Thủy thả câu. Hôm đó, trong lòng ông thầm nghĩ:

“Vì sư phụ mà ta xuống núi, tính ra cũng gần tám năm rồi, cũng chính như lời sư phụ đã nói. “Nhị nhất tứ niên lai quẫn bách vận, bát niên chi hậu mông mang cố”, trong lòng lại thở dài.

Lúc này, vừa hay có một tiều phu tên Vũ Cắt đi tới, thấy Khương Tử Nha nhấc cần câu lên, dưới sợi dây câu treo một cái kim, không có lưỡi câu, cũng không có mồi, cười và nói với ông:

“Người có chí thì không quản tuổi cao, người mà không có mưu lược, há chẳng phải sống tới trăm tuổi cũng lãng phí hay sao, nhìn ngài câu cá không dùng móc câu, cũng không dùng mồi, thì cũng chính là ở đây câu cả trăm năm, cũng không câu nổ một con cá".

Khương Tử Nha nói với tiều phu: “Lão phu tuy thả lưỡi câu như vậy, nhưng chí không phải ở con cá, chỉ là đợi chờ mây trên trời mở ra sẽ có một ngày bay vút lên mà thôi”.

Tiếp theo lại nói: “Thà rằng được tuyển ngay thẳng, còn hơn là cúi mình cầu xin, không tham lụa là gấm vóc chỉ câu vương với hầu”.

Còn Tây bá hầu Cơ Xương từ Dũ Lý trở về, toàn tâm lo chính sự, làm cho dân giàu nước mạnh, bách tính an cư lạc nghiệp, ngay cả những nạn dân từ thành Triều Ca chạy tới cũng đều được chăm sóc. Hôm đó, Cơ Xương sau khi nghỉ ngơi ở dưới Linh Trị, tới canh ba, bỗng mơ thấy một con mãnh hổ mặt trắng, sải ra đôi cánh, vồ về phía ông. Văn Vương tỉnh giấc, toát hết mồ hôi, ngày hôm sau đại thần Tán Nghi Sinh nghe nói, liền nói với ông:

“Chúc mừng đại vương, giấc mơ này là báo hiệu điềm đại cát, có nghĩa rằng đại vương sắp có nhân tài có thể đảm nhiệm trọng trách, đây là điềm tốt để chấn hưng nước Chu”

Hôm đó, Tán Nghi Sinh tới chợ, vừa hay gặp được tiều phu Vũ Cát, Vũ Cát bèn kể lại câu chuyện gặp ông già câu cá ven sông Hoạt Thủy. Nghi Sinh nghi có lẽ ông già này chính là nhân tài mà Hầụ Gia cần tìm. Một ngày, Văn Vương và hữu tả phò thần, một là đi du ngoạn, hai là đi cầu hiền tài hướng tới Bàn Khê mà đi, trên đường cũng nhìn thấy một tiều phu, vừa nhặt củi vừa hát:

Xuân thủy du du xuân thảo kì, kim lân vị quá ân Bàn Khê,
Thế nhân bất thức cao gian chí, chỉ tác khê biên lão câu cơ.

Văn Vương vừa nghe thấy liền ngộ ra : "Chỗ này nhất định có cao nhân".

Nhưng tìm suốt 3 ngày, Văn Vương vẫn không thấy bóng dáng của hiền sĩ. Tới ngày thứ 4, Văn Vương mang theo lễ vật, dẫn theo bách quan, trước có binh mã mở đường, quân thần nhất tề hướng về Bàn Khê mà đi. Văn Vương tự thân vào trong rừng, vừa hay gặp được Khương Tử Nha đang buông câu bên suối, Tử Nha sớm đã tính được hômm nay Văn Vương khởi giá tới, bèn ngâm bài thơ:

Tây phong khởi hề bách vân phi, tuế dĩ mộ hề tướng vi,
Ngũ phượng minh hề chân chủ hiện, thùy câu tư hề tri ngã hi.

Sau đó quân thần tương hợp, Khương Tử Nha 80 tuổi mới gặp được Văn Vương, có thể xem là gặp thời mà thay đổi vận mệnh, được phong làm thừa Tướng. Tuy vậy, chí lớn của Văn Vương chưa đạt được thì tuổi đã cao, trước lúc lâm trung truyền vị cho thứ tử Cơ Phát, và bái Khương Tử Nha làm tướng phụ, phò tá việc quốc sự. Nghe nói đài Phong Thần của Tây Kỳ là do Khương Tử Nha thừa lệnh sư phụ Nguyên Thủy Thiên Tôn xây dựng, mục đích chính là trong quá trình Thương triều của Trụ Vương tự diệt vong và Vũ Vương phú Trụ, phàm là người nào chết vì nước hoặc chiến trận đều có thể được thụ phong, linh hồn được yên ổn trên trời, để cho linh hồn đó có chỗ trú ngụ.

Các nhân vật đại diện cho tinh diệu trong Tử vi đẩu số đều lấy từ câu chuyện Phong Thần, câu chuyện dựa vào chiến tranh Thương - Chu, lấy thời khắc Vũ Vương phá Trụ, thể hiện sinh động từ đầu tới cuối việc Khương Tử Nha phân chư thần.

Tuy vậy, khi Vũ Vương phá Trụ thánh công xây dựng triều chính mới, hầu hết các nhân vật đều đã nhập phong thần đài và được thụ phong, duy chỉ có Khương Tử Nha tuổi cao, vẫn chưa quy thiên, để hoàn thành nhiệm vụ phong thần, đành tự phong là chủ nhân của sao Thiên Cơ, hoành thành toàn vẹn trách nhiệm lớn của phong thần bảng.

Khương Tử Nha được coi là Quốc sư đầu tiên khi triều Chu được dựng lên, cả đời cống hiến trí tuệ ,và mưu lược tài ba của mình coi quốc gia hưng vong là trách nhiệm của mình, giúp Vũ Vương hoàn thành đại nghiệp phá Tru. Ông còn có thân hoài tuyệt kỹ Ngữ thuật, và phương pháp trị quốc, ông trị lý chính quyền triều Chu vừa mới xây dựng đâu vào đó, văn thao võ lược và sự nghiệp lẫy lừng của ông cho đến nay vẫn lưu truyền trong dân gian. Bởi vậy, tự phong làm chủ nhân của sao Thiên Cơ cũng không có gì quá mức, điều khiển ‘Thiện lệnh” (mang đức văn võ),trở thành nhân vật đại diện cho ‘Thiện thần” của huynh đệ và trí tuệ trong Tử vi đẩu số.

xem thêm