Sao Thiên Đồng - Chu Văn Vương (Cơ Xương)

Sau khi Đát Kỷ vào cung, triều thần lũ lượt vào triều dâng tấu xin Trụ Vương hãy coi quốc sự làm trọng, đáng tiếc những lời trung thực khó nghe, Trụ Vương lại chẳng hề bận tâm.


Sao Thiên Đồng - Chu Văn Vương (Cơ Xương) 

Khương Hoàng Hậu bị hại đầu tiên, tiếp đó là Đại trung thần Triệu Khởi bị chịu cực hình bàọ cách. Tam triều nguyên lão thác cô đại thần Thương Dung cũng dâng tấu, làm Trụ Vương tức giận, muốn trị tội ông, Thương Dung bèn đập đầu vào cột Long bàn trong đại điện. Từ đó về sau, trong triều mọi người đều cảnh giác lẫn nhau, chăng ai nói với ai câu nào.

Đại thần Phỉ Trọng lo một trong bốn đại chư hầu là Đông bá hầu Khương Hoàn sở (Bố Của Khương Hoàng Hậu), và các chư hầu lớn nhỏ khác tạo phản, bèn nói với Trụ Vương một kế:

“Bệ hạ chi bằng truyền ý chỉ, lừa bốn đại chư hầu vào cung, gán tội cho họ, ra lệnh chặt đầu, như vậy. các bộ lạc tiểu chư hầu, một khi mất đi chủ tướng, càng không dám tạo phản”. Được sự cho phép của Trụ Vương, Phỉ Trọng bắt tay vào việc sát hại vô số ngưòi lương thiện.

Cũng trong lúc đó, vùng đất Tây Kỳ của Tây bá hầu Cơ Xương lại có một quang cảnh địa phú dân yên không khí thuần phác, phố xá yên bình, dân giàu vật phú, người qua người lại đều nhường nhịn lẫn nhau, ngay cả Khâm sai đại thần trước đây cung phải tự than thở, Trụ Vương hoang dâm vô đạo so với cảnh này quả là một trời một vực.

Tây bá hầu Cơ Xương sau khi nhận Thánh chỉ, bèn cho gọi đại thần thân cận là Tán Nghi Sinh và Nam Cung Thích nói:

“Thiên tử triệu trẫm nhập triều, nội sự ngoại sự tạm thời nhờ hai vị gánh vác”.

Tiếp đó lại cho gọi tiêp con trai trưởng Bá ấp Khảo nói:

“Thiên tử tuyên chiếu, cha đã bói một quẻ, lành ít dữ nhiều, lần này đi sẽ phải có tới bảy năm gian nan, thời gian này con ở lại triều, không được tùy tiện sửa đổi triều lệnh, phải yêu quý bách tính, anh em hòa thuận. Đợi số kiếp của cha đã mãn, tự sẽ quay trở về, phải nhớ, không được tùy tiện rời ngai đi đón cha về”.

Nói xong liền cáo biệt mẹ và chị dâu Nguyên Phi (Chị gái của Trụ Vương). Buổi sáng hôm sau, liền dẫn một vài tùy tùng theo khởi hành, đi về hướng thành Triều Ca.

Phỉ Trọng biết bốn đại chư hầu đã tới, bèn dâng kế lên Trụ Vương:

‘Tứ đại chư hầu nếu ngày mai có dâng sớ tấu, Đại vương phải gạt sang một bên, ra lệnh cho các võ sĩ trong điện trói lại đưa ra Ngọ môn chặt đầu”.

Trụ Vương chuẩn tấu. Ngày hôm sau Đông bá hầu Khương Hoàn sở, Nam bá hầu Ngạc Sùng Vũ đều bị gán tội xử chặt đầu, Bắc bá hầu An Giám có công xây dựng Trích Tinh Lâu tạm thời được miễn. Tây bá hầu Cơ Xương đáng thương dưới, sự khẩn cứu của nhiều đại thần, được phán lưu lại quan sát.

Phỉ Trọng thấy không thuận mắt, trong lòng thầm nghĩ:

“Không trừ Cơ Xương, lưu lại tất có hậu họa”.

Cơ Xương được tha, bèn dẫn gia đình đi ra thành theo cửa Tây dừng lại ở Thập Lý Đình, bái biệt Tỷ Can, Cơ Tử, Vi Tử, Hoàng Phi Hổ theo tỉễn, chuẩn bị về Tây Ký. Ai ngờ, Phỉ Trọng cũng theo tiễn. Cơ Xương không biết trong lòng hắn đã toan mưu mô, không đề phòng tới vào cạm bẫy mà hắn đã bày ra. Sau khi Phỉ Trọng kính một hồi rượu, bèn hỏi Cơ Xương:

“Nghe nói Tây bá hầu giỏi về Thiên thần số vậy có thể  nhân lúc trước khi trồ về, bói một quẻ cho vận của Thương Trụ Quốc?”

Cơ Xướng thấy tình hình khó từ chối, đành phải bói. Ông thấy vận nước rơi vào thế suy trên quẻ tượng, bèn nói thẳng luôn những lo lắng ẩn trong quẻ tương, Lời vừa nói ra, Cơ Xương bỗng phát hiện mình đã gặp phải đại họa.

Đi đươc chưa tới mấy dặm, Cơ Xương đã bị Trụ Vương phái người ngựa đuổi theo bắt về, khi dẫn vào cụng, lại bị Phỉ Trọng nói một hồi:

“Nghe nói Cơ Xương giỏi về Thiên thần số, có thể đoán được những điều chưa tới. Bệ hạ, chi bằng ,cho ông tạ bói một quẻ,, xem có linh nghiệm không? Nếu linh nghiệm, tội chết có thể tha, nếu không linh nghiệm, chặt đầu ông ta cũng chưa muộn”.

Thế là Cơ Xương dùng tiền xu, bói luôn một quẻ tại đó, kinh ngạc tâu với Trụ Vương:

“Bẩm bệ hạ, giờ Ngọ ngày mai Thái Miếu sẽ có hỏa”.

Các đại thần nghe cũng chỉ để trong tái, cung không cảm thấy lo lắng gì cả, trong lòng thầm nghĩ“Có .linh nghiệm hay không, ngày mai sẽ rõ”.

Vừa qua giờ Ngọ, các đại thần chẳng thấy hiện tượng hỏa hoạn, chuẩn bị hồi cung phục mệnh, ai ngờ từ trong không trung có một tiếng sấm to, một tia sét rạch trời trúng vào Thái Miếu, lửa bùng lên. Trụ Vương và Phỉ Trọng thấy dự đoán của Cơ Xương linh nghiệm, bất giác nổi da gà, cũng không thể xử ông, đưa ông đi giam lỏng ở Dũ Lí. Từ lúc này trở đi, cho tới ngày Cơ Xương được tha trở về Tây Kỳ, thời gian vẻn vẹn bảy năm.

Cơ Xương trong lòng nghĩ:
Trụ Vương hoang dâm vô đạo, không để ý tới sư an nguy của bách tính, làm cho bách tính li tán, phải có một triều có thể làm cho dân giàu, chỉnh đốn quân chuẩn bị để cứu nhân dân trừ bạo ngược, cứu giúp nhân dân khỏi nước sâu lửa bỏng. Từ đó trở về sau, lập tức bắt tay vào xây dựng Tây Kỳ. Cho tới những năm cuối đời. Cơ Xương tuy có thể yên hưởng phúc phận, nhưng do thời cơ chưa chín muồi, chưa có thể hoàn thành tâm nguyện (Phải tới Chu Vũ Vương kiến quốc hiệu là Chu, truy phong phụ thân là Chu Văn Vương).

Được coi là nhân vật tương ứng với sao Thiên Đồng trong Tử vi đẩu số, Chu Văn Vương là một trong những thánh nhân nổi tiếng về lịch mùa thời cổ đại Trung Hoa, là phụ thân của Vũ Vương, một minh quân thời đầu Chu. Văn Vương nhân đức mà hiển trị, diễn dịch có “Văn Vương bát quái”.

Chu Văn Vương cũng chính là tác giả của sách Chu Dịch, Tư Mã Thiên từng ghi chép trong sử ký : "Văn Vương câu nhi diễn Chu Dịch"  

xem thêm