Sao Thiên Tướng - Văn Thái Sư (Văn Trọng)
Nhân vật số một bên cạnh Trụ Vương, tể tướng kiêm đốc thúc triều chính chính là Thái sư Văn Trọng, cũng chính là Văn Thái Sư lưu truyền trong câu chuyện thần thoại. Ông không chỉ là nguyên lão lưỡng triều, mà còn thân hoài tuyệt kĩ, văn thao võ lược, tấm lòng lương thiện, chính trực không a dua, trung thành tuyệt đôi với quốc gia.
Trụ Vương kế vị năm thứ hai, các chư hầu lớn nhỏ Bắc Hải dấy quân làm loạn, Thái Sư tuy, tuổi cao, nhưng tinh thần và sức khỏe vẫn cường tráng, dẫn quân đi chinh phạt, lấy việc tiêu diệt phản quân làm chức trách bổn phận của mình. Cũng vì Thái Sư trường kỳ xuất quân bên ngoài, làm cho triều cương chính sự có nguy cơ mất mà nước xa không thể cứu lửa gần.
Trong những năm tháng Thái Sư xuất chinh, Trụ Vương ngoài việc nạp Đát Kỷ làm phi, liên tiếp tàn hại trung thần, tạo ra hình thức tra tấn bạo cách, xây độc trì, dựng Lộc Đài đón thần tiên về, dự tiệc, các hành vi bạo ngược này, quần thần trong triều chỉ dám nhìn, tức giận mà không dám nói. Tuy vậy, khi Văn Thái Sư khải huyền hồi triều, lập tức kiềm chế được hành vi của Trụ Vương, hơn nữa, còn đặt ra nhiều quy phạm bắt Trụ Vương phải tuân theo, tạo ra một áp lực tương đối lớn với Trụ Vương, nhưng công lao của Văn Thái Sư lớn lao, lại là đế vương chi sư, Trụ Vương dướí hai áp lực triều cương và đạo đức, chỉ có thể phục tùng không ý kiến.
Văn Thái Sư uy nghiêm, trung thành mà chính trực, luôn mang một thái độ tích cực để đối mặt, xử lý các việc triều chính của Trụ Vương, bởi vì sự thẳng thắn, trung thành của ông, ngay cả Đát Kỷ cũng không dám xâm hại tới chính khí của ông. Cho dù thừa tướng Phỉ Trọng có nghĩ ra trăm kế để tàn hại trung thần, vẫn không dám động tới đầu của ông. Ngoài ra, Văn
Trọng tuy bên ngoài rất uy nghiêm, nhưng lại rất dễ mềm lòng, với việc triều cương của vua Trụ bại hoại, ông chỉ có thể kỳ vọng, lấy sự trung thành của mình bù đắp.
Khi Vũ Vương Cơ Phát bái Khương Tử Nha làm thừa tướng, chuẩn bị phá Trụ, thế lực các chư hầu lớn nhỏ đều hướng về Văn Vương của Tây Kỳ, trong triều tướng lĩnh có thể dẫn binh đi chinh phạt cũng liên tiếp chết trận, cho tới khi Trụ Vương thấy việc quá nghiêm trọng, đã tới mức không thể lui bước được nữa. Thái Sư Văn Trọng vẫn coi quốc gia hưng vọng là trách nhiệm bổn phận của bản thân, việc sinh tử của bản thân để ngoài, kiên cường dẫn quân xuất trận, muốn đấu một trận cuối cùng với Khương Tử Nha, cũng vì hành động muốn dẹp loạn lần nữa của Văn Thái Sư, Trụ Vương mới bắt đầu thấm thía được hậu quả của việc giết hại trung thần, nhưng lúc này đã muộn.
Trong chiến sự khi lâm trận đôi đầu, Văn Thái Sư không địch nổi thế quân của Khương Tử Nha, liên tiếp bại lui, bởi vì ngũ quan thủ tướng liên tiếp thất lợi, Vũ Vương nhất lộ tiến thẳng vào thành Triều Ca, Văn Thái Sư biết đại thế đã mất, nhưng sống chết vẫn chiến đấu kiên cường, những suy cho cùng binh yếu không thể địch được tướng mạnh, trong trận cuối cùng, bị dồn vào bước đường cùng, Văn Thái Sư vẫn không chịu đầu hàng, mà tự vẫn, vẽ nên một hình tượng bất hủ trong Phong thần bảng. Từ đó về sau, Tây Kỳ và các chư hầu khác, thế như chẻ tre tiến công vào thành Triều Ca, cuối cùng đã giành được chính quyền nhà Thương.
Hồn phách Văn Thái Sư bay tới đài Phong thần, bởi vì sự trung thành, chính trực, kiên trinh của ông, có thể làm gương cho người đời noi theo, bỏi vậy được phong làm chủ nhân nắm giữ sao Thiên tướng, trở thành đại diện cho thần nắm quyền và quan lộc.