Sao Tinh Diệu Thần
Tử Vi không phải là một khoa chiêm tinh thuần túy. Vẫn biết rằng khi tính Tử Vi phải xét đến trên một trăm vị sao, nhưng cũng còn phải xét đến các yếu tố khác như Âm Dương, Bát Quái, Ngũ Hành sinh khắc... Vì thế, có thể quan niệm Tử Vi là một "Vũ trụ
Tử Vi không phải là một khoa chiêm tinh thuần túy. Vẫn biết rằng khi tính Tử Vi phải xét đến trên một trăm vị sao, nhưng cũng còn phải xét đến các yếu tố khác như Âm Dương, Bát Quái, Ngũ Hành sinh khắc… Vì thế, có thể quan niệm Tử Vi là một “Vũ trụ luận”.
Luận về sự tương quan của tất cả các yếu tố trong vũ trụ ảnh hưởng đến con người. Các vị “sao” chỉ là một trong nhiều yếu tố. Vì vậy mà trong Tử Vi, có một số tên gọi không phải để chỉ vào một “ông sao” nào.
Thí dụ như: Thiếu Âm, Thiếu Dương là để chỉ về một khí lực trong vũ trụ trong Tứ tượng (Thái Âm, Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Âm tiêu Dương trưởng) chứ nào có phải để chỉ vào một “ông sao” Thiếu Dương, Thiếu Âm.
Lại thí dụ như: Thanh Long, không phải là tên gọi một “ông sao” Thanh Long, mà để chỉ về một khí vận, khí lực chung của một chòm sao, tính cách của khí vận ấy được đặt tên là Thanh Long. Ví như trong Tử Vi Tây Phương, Hải Sư không phải là một “ông sao” Hải Sư. Mà đó là cái khí lực khí vận của một chòm sao. Khí vận, khí lực ấy được đặt tên là Hải Sư, chứ nào có một ông sao Hải Sư.
Từ nhiều năm nay tôi đã gắng công sưu tầm tài liệu để lập một bản “Thiên Đồ” gồm đầy đủ các vị sao để so sánh với các tên gọi trong Tử Vi. Các tài liệu mà tôi thu thập được, tuy chưa đầy đủ cho lắm, nhưng khả dĩ giúp tôi tin chắc rằng có nhiều tên gọi trong Tử Vi không dùng để chỉ một “ông sao” nào. Tử Vi không phải là khoa chiêm tinh thuần túy. Khoa này còn luận cả về những yếu tố khác, nhưng tinh lực khí vận khác trong vũ trụ có ảnh hưởng đến con người.
Tôi cũng có thói quen sưu tầm những lá số Tử Vi đã được lập thành, và luận đoán bởi các bậc túc nho thuộc thế hệ trước, hoặc tìm cách liên lạc với các bậc nho học uyên thâm Tử Vi để thu thập các quan điểm các nhau. Do đó, tôi được biết một quan niệm về Tinh, Diệu, và Thần
Chữ “Tinh” là để gọi đích danh vị sao ấy. Thí dụ như: sao Tham Lang, Cự Môn…
Chữ “Diệu” là để chỉ riêng về một khía cạnh, một phương diện của vị sao ấy. Thí dụ như ngôi sao Phục Vị ở trên trời chỉ là một, chiếu xuống đến chúng ta, lại thành ra hai ảnh hưởng khác nhau một chút, đó là Tả Phụ và Hữu Bật. Cũng như Kình, Đà là hai khí lực, luôn luôn ở quanh Lộc Tồn.
Chữ “Diệu” chỉ để nói về một khía cạnh, một phương diện, một phần ảnh hưởng của vị sao. Có thể ví như cùng là một nguồn sáng từ mặt trời qua một lăng kính, chúng ta thấy có bảy màu khác nhau: màu tìm, màu chàm, màu xanh, màu xanh lá cây, màu vàng, da cam, đỏ. Nhìn vào chỗ này ta thấy màu xanh, nhìn vào chỗ khác, ta lại thấy màu đỏ. Xanh và đỏ tuy khác nhau, nhưng xét về nguồn gốc thì vẫn là một. Vì vậy, ở trên trời có một ngôi sao Phục Vị mà đến quả đất chúng ta thì có hai “Diệu” Tả Phụ và Hữu Bật. Cũng như ở trên trời, ánh sáng mặt trời chỉ là một, mà qua đám mây, hoặc qua một đám mưa, chúng ta có thể thấy nhiều màu sắc khác nhau, có khi phân ra đến bảy màu.
Do những yếu tố trợ lực, những sự chuyển biến tương tự mà bộ Tứ Hóa (Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ) là “Diệu” chứ không phải là “Tinh” hay “Thần”. Với thiên can Mậu thì Tham Lang có thêm một sự chuyển động về Lộc (Hóa Lộc, chuyển động này đưa đến kết quả tốt hay xấu cò tùy sự kết hợp với các yếu tố khác). Với thiên can Mậu thì Thái Âm có thêm một sự chuyển động về Quyền. Chứ không phải là hễ gặp tuổi Mậu thì “ông sao” Hóa Lộc di chuyển đến ở chung với ông Tham Lang, còn “ông sao” Hóa Quyền thì dọn nhà đến ở chung với… bà Thái Âm.
Khi đã định rõ sự khác biệt giữa Tinh và Diệu, khi đã có một quan niệm rõ về Tứ Hóa thuộc loại Hóa “Diệu”, lúc ấy mới hiểu được một cách luận đoán tỷ mỷ về sự khắc hợp.
Bàn về sự khắc hợp giữa vợ chồng cha con
Mạng của hai vợ chồng hợp nhau. Lấy thiên can tuổi ủa người vợ, tính xem bộ Lộc Tồn, Kình Đà, Khôi Việt, Tuần Triệt, Tứ Hóa nằm vào những cung nào trong lá số người chồng. Tuy là hợp nhau nhưng cũng không ai được thập phần hoàn hảo. Lợi nhiều về điểm này thì có sự sút giảm chút ít về cung khác. Thí dụ mạng của hai vợ chồng hợp nhau. Cung Tài trong lá số người chồng có Lộc Tồn. Do ảnh hưởng của Thiên Can tuổi người vợ lại được thêm Hóa Lộc chiếu vào cung Tài, thì sự hợp này sẽ có thêm tiền tài… cứ như thế mà kết hợp các “sao” để gia giảm các cung khác.
Thí dụ cụ thể: người chồng tuổi Canh Tuất, sinh tháng 6, ngày 4, giờ Dậu, người vợ tuổi Nhâm Tý.
Canh Tuất thuộc Thoa Xuyến Kim, Nhâm Tý thuộc Tang Đỗ Mộc thấy có sự tương khác dù là khắc ít. Cung Thê của người chồng có Đồng Lương Lộc Mã, gặp Không Kiếp đắc địa, có Tang Điếu Hư Khốc, Hóa Kị. Người vợ tuổi Nhâm thì sao Thiên Lương ở cung Thê người chồng có thêm ảnh hưởng của Hóa Lộc (Hóa “Diệu”). Hai vợ chồng lục đục với nhau suốt đời, nhưng vẫn ăn nên làm ra, có sự nghiệp vững vàng cho đến lúc chết. Trong cái khắc vẫn có khi có điểm lợi.
Phương pháp luận đoán này của Cụ tôi, và một số người nghiên cứu Tử Vi trước kia vẫn áp dụng, thấy rất thâm thúy. Tuy nhiên, cần có một tâm hồn quảng đại và cần có quan niệm rõ ràng rằng Thiên Can của người hôn phối chỉ tạo nên ảnh hưởng tương đối, chứ không tạo nên ảnh hưởng quyết định. Lá số của mình vẫn có ảnh hưởng chính yếu. Đừng vì thấy Thiên Can của người hôn phối tạo nên Triệt ở Mệnh Thân của mình mà đi đến những ý nghĩ cố chấp, những thành kiến thất đức. Trong cái khắc vẫn có những điểm lợi về những phương diện khác. Dù có gặp sự khắc thì cũng tìm biết được điểm lợi những phương diện nào để phát triển thêm. Tôi sẽ viết thêm về cách luận đoán này để bạn có thể tìm nguồn an ủi, nhìn thấy rằng trong cái khắc vẫn có điểm tốt, điểm lợi, do đó sẽ tránh được những ý nghĩa hẹp hòi.
Trong bài này, tôi hãy xin nói về Tinh, Diệu, Thần.
Chữ Thần là nói chung về Thần khí do nhiều ngôi sao hợp lại, hoặc là chỉ về một khí lực trong vũ trụ chứ không phải là chỉ riêng một ngôi sao nào. Thí dụ như Thanh Long không phải là một “ông sao” mà là khí lực của một chòm sao. HOặc như là Thần khí, trong quẻ Dịch, chúng ta có Nhật Thần, đây là Thần khí của cái ngày đó, chứ không phải nói về một ông sao nào.
Vòng Tràng Sinh cũng gọi là Thập nhị Thần, là mười hai khí lực, thần khí, chứ không phải là mười hai ông Thần. Riêng về vòng Tràng Sinh tôi xin nói thêm ở đoạn sau bài này.
Tinh, Diệu, Thần tuy ba mà một, tuy một mà ba. Vì thế tôi phải lấy tên của bài này là “Sao không phải là Sao”. Xét về tác dụng, thì cả ba đều có ảnh hưởng đến vận mệnh con người nên gọi chung là “sao” cho tiện. Xét về căn nguyên thì có khác nhau. Xét về căn nguyên sẽ có cái lợi là đưa người nghiên cứu đến chỗ lý giải có ý thức, có quan niệm mạch lạc về các phương hướng, vai trò, các yếu tố trong một lá số. Chứ không phải chỉ đoán đúng một vài tiểu tiết nhờ thuộc lòng một số công thức, hoặc đung đâu đoán đó, rồi nhờ “ông ứng” vẫn tiên tri như Thần.
Tôi quan niệm rằng tư tưởng hướng dẫn hành động. Xem Tử Vi thì cần có một quan niệm rõ rệt về công dụng, về giá trị của Tử Vi: nó là cái khoa gì, dùng nó trong trường hợp nào cái tên gọi trong Tử Vi là cái ngụ ý gì…
Sở dĩ người xưa xem Tử Vi chỉ nói một câu mà đúng chung thân cuộc đời, là nhờ có một tinh thần diễn dịch rộng rãi, một quan niệm thâm thúy về các tên gọi trong Tử Vi. Chứ không phải là chỉ dựa vào công thức, thấy Song Hao hãm thì nói là hao tài, thấy Song Lộc thì đoán là có tài lộc. Việc này quý bạn nào mới nhập môn Tử Vi cũng có thể đoán được.
Trong cuốn “Mệnh lý nghiên cứu” xuất bản tại Đài Bắc, tác giả có nói rằng Tinh, Diệu, Thần, tuy ba mà một, đó là xét về tác dụng. Xét về căn nguyên, chúng ta sẽ có một sự diễn dịch thâm thúy hơn.
Cũng trong cuốn này, tác giả có kể đến Thập cửu chính diệu, đó là: Tử Cơ Dương Vũ Đồng Liêm Phủ Âm Tham Cự Tướng Lương Sát Phá Tả Hữu Xương Khúc và Tồn.
Xin quý bạn Tử Vi đừng vội hoang mang trước quan niệm này. Tôi không đề cao cuốn “Mệnh lý nghiên cứu” như một “Thần Thư” làm tiêu chuẩn để đi tìm chân lý Tử Vi. Tôi chỉ muốn dẫn chứng rằng Tử Vi không phải chỉ gồm có một số công thức giản dị, mà còn có nhiều sự diễn dịch sâu xa của nhiều học giả lý số khác nhau. Điều cần thiết là một sự bình tâm nhẫn nại tìm hiểu các quan iệm rồi từ các quan niệm ấy, chúng ta sẽ tiến đến việc nghiên cứu Tử Vi một cách có ý thức chứ không phải chỉ vội vã áp dụng các công thức một cách nông cạn. Từ quan niệm “Mệnh vô chính diệu dĩ Mệnh vi chủ, đối tinh vi Tân” đến quan niệm Mệnh vô chính diệu, có hung tinh sát tinh nổi bật, đến quan niệm Mệnh có chính tinh mà bị khắc hãm quá, vai trò của chính tinh bị suy yếu, lu mờ, nên ví như vô chính diệu, phải xét đến các phù trợ tin khác, có biết bao nhiêu quan niệm tế nhị, mà người nghiên cứu cần tìm hiểu thêm. Không thể vội cố chấp vào cuốn sách này, hay công thức nọ.
Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí – số 35