Sao treo sao rung

3 điểm quan trọng nhất của Tử Vi dòng Phúc Tông là: Trục, Vòng Tràng Sinh bay, và đỉnh cao nhất, thủ pháp tột đỉnh của Tử Vi Phúc Tông là Treo Sao”.


3 điểm quan trọng nhất của Tử Vi dòng Phúc Tông là: Trục, Vòng Tràng Sinh bay, và đỉnh cao nhất, thủ pháp tột đỉnh của Tử Vi Phúc Tông là Treo Sao”.

“Treo sao là trong toàn bộ lá số tìm ra được nhiều nhất là 3 sao chủ đạo đại diện cho mệnh số của đương sự.

Tỵ Ngọ Tài Bạch Văn xương Mùi Thân
Thìn     Dậu
Mão     Tuất
Dần Hóa Lộc Sửu Hợi Lộc Tồn

Chủ mệnh và chủ thân của người tuổi Tuất là Lộc Tồn và Văn Xương. Lấy Chủ mệnh an vào vị trí của sao chủ thân.

Không biết sao treo nó có tác dụng thế nào, ảnh hưởng ra sao, phối hợp vào luận số thế nào, và cái quan trọng nhất là cái nguyên tắc để chọn con sao nào để treo.

Trong Lá Số có 3 sao quan trọng đại diện cho đương số:

1 – Sao Chủ

2 – Sao huyệt của sao chủ thể, còn gọi là sao rung. Khi hạn chạm tới nó là xảy ra ngay một việc gì đó,

3 – Sao đắc thất của chủ thể, quyết định được hay mất của hạn đó.

Chỉ có bấy nhiêu “Treo, Rung, Bay” thì có gì đáng ngạc nhiên đâu.

Bạn chỉ cần lấy sao chủ mệnh và chủ thân rồi treo nó vào lá số của bạn thì thành “sao treo” liền chứ gì. Thí dụ như lá số Nhâm Tuất ở trên: Chủ mệnh và chủ thân của người tuổi Tuất là Lộc Tồn và Văn Xương. Vậy thì bạn lấy Lộc Tồn an vào sao Văn Xương cố định trong cung tài bạch của lá số này là thành “Sao Treo” liền chứ gì.

Cứ theo cách luận của sách Đẩu Số Đàn Vi* mà suy diễn thì mệnh chủ thân chủ cũng có thể coi là hai “sao treo”. Theo sách này mệnh chủ thân chủ đều dựa vào năm sinh, như sinh năm Tí thì Tham là mệnh chủ, Linh là thân chủ. Hễ một trong hai sao này hoặc Lộc Tồn ở vào vị trí Thiên Không (trước Thái Tuế) thì -bất luận mệnh ở đâu- đều hết sức nguy hiểm. Sách ấy có hẳn 4 câu thơ Hán Việt như sau:

Giá tiền nhất vị thị Thiên Không
Thân mệnh nguyên lai bất khả phùng
NHỊ CHỦ** Lộc Tồn nhược trị thử
Diêm Vương bất phạ nễ anh hùng.

*Soạn giả Quán Vân Chủ Nhân Trương Bổn San, hai tập. Tập 1 xuất bản 1928, tập 2 xuất bản 1935.
**Sách Đẩu Số Đàn Vi giải thích rõ ràng rằng “Nhị Chủ” là hai sao Mệnh Chủ và Thân Chủ.

Trong “Tử Vi Tinh Điển” của ông Vũ Tài Lục sưu khảo có nói về 4 câu thơ trên, nguyên văn như sau:
Sách Tử Vi Đẩu Số toàn thư có ghi một câu ở mục Thái Vi phú chú giải: “Không vong định yêu đắc dụng Thiên Không tối vi khẩn yếu” nghĩa là tác dụng không vong mạnh hơn hết là Thiên Không. Nhưng trong Bí kinh lại ghi mấy câu:

“Giá tiền nhất vị thị Thiên Không
Thân Mệnh nguyên thị bất khả phùng
Nhị chủ Lộc Tồn nhược phùng thủ
Diêm Vương bất phạ, hưu anh hùng”

Nghĩa là: Trước Thái Tuế một cung là Thiên Không. Thân với Mệnh không nên gặp nó. Tử Vi, Thiên Phủ hay Lộc Tồn mà gặp Thiên Không thì kể như đi vào đất chết.

câu “Nhị Chủ Lộc Tồn nhược phùng thủ (hoặc trị thử)” theo cách giải của ông Vũ Tài Lục thấy hợp lý hơn vì Tử Vi là chủ tinh của hệ Bắc Đẩu và Thiên Phủ là chủ tinh của hệ Nam Đẩu. Hơn nữa trong câu trên, “Nhị Chủ Lộc Tồn”, nó đi liền với nhau nên càng có ý nói “Tử Vi Thiên Phủ Lộc Tồn …” hơn là “Mệnh chủ Thân chủ Lộc Tồn …”

Sách vở có nói Phủ phùng Không thì không hay, Lộc Tồn là sao Lộc nên gặp Không cũng không tốt … nhưng tại sao Phủ và Lộc Tồn kỵ Không (Thiên Không)??? Không biết có phải vì câu “Không vong định yêu đắc dụng, Thiên Không tối vi khẩn yếu”??? Nếu vậy thì Thiên Không cũng là Không Vong???

Cần ghi rõ là quyển Đẩu Số Đàn Vi ra làm hai lần. Phần đầu năm 1928, phần 2 năm 1935. Là một trong những “bí kíp” cận đại nhưng khá cũ của làng tử vi thế giới.Bốn câu này được tin là bắt nguồn từ Đẩu Số Đàn Vi (trong có ghi chú rõ “nhị chủ” là Mệnh Chủ và Thân Chủ), rồi sau đó tam sao thất bản, tôi đã đọc qua 3 bản khác nhau. Những gì tôi trích là từ ngay Đẩu Số Đàn Vi, còn về quan điểm thì dĩ nhiên mỗi người một ý, cứ việc giữ lấy.

Chữ Hán ngày xưa viết không chấm, không phẩy (giờ thì đã cải cách, thêm chấm, phẩy rồi) nên “Nhị chủ Lộc Tồn” hoặc “Nhị chủ, Lộc Tồn” cái nào đúng chỉ có cách đoán mà thôi.

Còn Tử Vi ngộ Thiên Không tôi chưa thấy sách nào nói là tối kỵ cả. Vả nói thế thì mâu thuẫn với cách “Tử Vi cư Ngọ vô Hình, Kỵ; Giáp Đinh Kỷ vị chí công khanh”, bởi tuổi Đinh Tỵ, Kỷ Tỵ thì Tử Vi cư Ngọ sẽ gặp Thiên Không.

các câu Phú trong Tử Vi nó không có tính tuyệt đối, nếu hội càng nhiều thì càng rõ nét hơn. Ngược lại nếu bị vài cái xấu hội lại thì giảm đi. Cũng như câu phú bác đưa ra “Tử Vi cư Ngọ vô Hình Kỵ, Giáp Đinh Kỷ vị chí công khanh”. Nếu Tử Vi cư Ngọ thì …

– Giáp: đắc Khoa Lộc + Lộc Tồn (Tuớng Ấn ==>> Lưỡng Tướng) + Quyền cư Thân (Phúc)

– Đinh: Tử Vi Lộc Tồn đồng cung (Tướng Ấn ==>> Lưỡng Tướng)

– Kỷ: Tử Vi Lộc Tồn đồng cung (Tướng Ấn ==>> Lưỡng Tướng) + Lộc Quyền

Nếu vậy, theo câu Phú trên, dù Tử Vi có bị Tuần hay không (3 tuổi – Giáp Thân, Đinh Hợi, Kỷ Sửu thì Tử Vi bị Tuần), cũng vẫn “vị chí công khanh”. Cho nên dù Tử Vi hội Thiên Không có xấu hay không, nhưng đắc được mấy cách trên cũng rất đẹp rồi.

Theo nguyên tắc, 3 tuổi Giáp Thân, Đinh Hợi, Kỷ Sửu thì Tử Vi gặp Tuần nên phải luận giảm đi một phần. Còn Tử Vi gặp Thiên Không có giảm tốt hay không thì không rõ …

Cũng như được biết thì Tử Vi miếu vượng mà bị Tuần Triệt thì giảm uy lực, nhưng trong câu Phú thì không đề cập tới. Cũng một thể ấy, nên 2 tuổi Đinh Tỵ / Kỷ Tỵ – Tử Vi gặp Thiên Không có xấu không thì cũng có thể ngoài sự đề cập của câu Phú vì các câu Phú thì đơn giản, ngắn gọn nên có giới hạn của nó khi đề cập đến vấn đề. Cho nên PL không nghĩ rằng, (nếu phải) nó không có mâu thuẫn với câu Phú trên.

** Về cách trên thì thấy tuổi Giáp có phần tốt hơn tuổi Kỷ, Kỷ tốt hơn Đinh. chọn Giáp tốt hơn vì nam giới, nam giới mà tuổi Giáp thì là Dương Nam, vậy để đắc được vòng Thái Tuế (cũng có nghĩa là không bị Thiên Không) và thuận lý Âm Dương. Còn 2 tuổi Đinh Kỷ là tuổi Âm, vậy không đắc được vòng Thái Tuế, lại phạm Thiên Không.

Sao Treo, có nhiều quan niệm về sao Treo khác nhau, nhưng có thể nói nôm na là sao chủ quan một tiêu chí hay một việc xác định nào đó. Sao treo không phải là sao chủ, cũng không phải là sao nòng cột. Nhưng muốn xác định nó, cũng có nhiều phương pháp, một trong các phương pháp hay dùng từ xưa đến nay là dùng cảm ứng nhân định.

Quan niệm về sao treo, theo như tôi được biết thì phổ biến từ thời nhà Trần ở nước ta, nhưng xa hơn nữa, theo những gì Tôi được truyền lại thì ngay Hy Di Trần Đoàn khi giải đoán cũng đã dùng phương pháp sao Treo rồi, và những giải đoán của ông ta, ngày nay còn ghi lại, nhưng không nói ông đã dùng phwuơng pháp luận đoán cụ thể nào, mà chỉ phân tích sơ qua cách cục ứng, thì chính xác đến diệu kỳ, thậm chí chính xác và hiểu sự việc còn rõ hơn cả người trong cuộc.

Lần hồi, qua nghiên cứu, Tôi mới thấy rằng, việc tồn tại sao Treo, chỉ là hệ quả tất yếu – một trong những hệ quả tất yếu – của các quy tắc lập thành lá số và an sao trên địa bàn mà thôi. Thậm chí, đáng tiếc, trong hệ luận này, lại có thể bác lý luận về cái gọi là sao nòng cột.

Thực ra, lý luận về sao nòng cột cũng có thể thấy được sự bất cập của nó một cách trực tiếp, mà không cần đến hệ lý luận cấu trúc lá số. Thật vậy, theo đúng định nghĩa, sao nòng cột là sao có hành cùng với hành của bản mệnh. Chúng ta thấy rằng, Tử vi có 14 chính tinh, hành của chúng phân bố không đều nhau, thêm nữa, theo quan niệm coi Tử vi là đế toà, khi Tử vi ở ngôi miếu địa, không bị xung sát, nếu là nòng cột thì người mạng Thổ mới được hưởng, vậy thì rõ ràng mạng Thổ được ưu tiên tuyệt đối, đã thế lại còn hưởng thêm cả Thiên phủ. Do việc phân bố hành không đều, nên có hành như hành Hoả rất thiệt thòi. Điều này là phi thực tế, cũng là phi lý khi chúng ta biết rằng, trên căn bản nền tảng của Tử vi, không có sự ưu tiên cho bất cứ hành nào.
Thế nhưng, lý thuyết về nòng cột lại được thấy khá đúng trong luận đoán, và đặc biệt là trong vấn đề về sinh giờ Kim sà thì khá đúng đắn. Đây là một lý do thực tế, người ta cứ chấp nhận lý thuyết này mà dẫu có nghi ngờ cũng ít chịu khó đào bới, rồi dần cho nó thành phương pháp, để khi luận đoán là cứ dùng nó để tìm sao và cách cục ứng hợp với tiêu chí, đặc biệt là khi nghiệm lý. Chỉ đến khi, nếu chúng ta dùng thường lý phân tích để tìm cho ra bản chất của biến cố, sau đó mới nghiệm lý thì mới thấy bất cập.

Sao treo, nền tảng lý thuyết của nó bao trùm cả lý thuyết về sao nòng cột, nó có những bổ sung xác đáng, khắc phục được những bất cập của sao nòng cột gây ra. Nhưng tìm sao treo, lại không phải xuất phát từ sao nòng cột, mà phải xuất phát từ những nguyên tắc cấu trúc an sao và cấu trúc của địa bàn lá số.

Trong ví dụ của đại gia lâm nạn này, sao Treo là Phục binh. Thân cư Thê, sao Treo sẽ ngự trên hai cung, một là toạ Thân, hai là ở Thê. Sao Phục binh, vốn là Tiểu nhân. Phù Thịnh chứ không phù Suy, nên có tính a dua, khi mạnh thì theo, khi bại thì phản, nên nó rất nhạy cảm với Vận. Thê lại xung chiếu với Quan, nên Phục binh trực chiếu, là mối lo trong tim gan của sụ nghiệp.

Phục binh tại Thân, hội Đào Riêu cho thấy người này chẳng chung thuỷ chút nào, hay vụng trộm, nếu ở xã hội nam nữ không bình quyền, việc năm thê bảy thiếp là đương nhiên thì Phục Đào Riêu không đáng để bị lên án, nhưng cái khó là Mệnh chủ có Thất sát cương quá, thì khó chịu về sự ăn vụng của mình, nên chỉ muốn trêu ngươi với vợ, tuy là úp úp mở mở, nhưng chỉ là che đậy thiên hạ, chứ với vợ thì ông ta đâu có ngán. Nhưng Phục binh thì vẫn là Phục binh, bởi thế, mãi năm 1994 ông ta mới bỏ DNNN, và vẫn là ĐVCS, nên không thể bồ nhí hoành tráng được, tình trạng vẫn là vụng trộm, và cái vụng trộm mà lại ngông ngênh, nửa ăn vụng, nửa phô trương thì tránh sao khỏi tan vỡ hạnh phúc, và sao Treo này lại cho thấy tình trạng khó xử, tính vụng trộm của số đào hoa này.

Thê cung có Phục binh, lại dính thêm Cô Quả thì vợ đau khổ lắm, đêm trong đèn mắt mở trừng trừng “nhìn” ông chồng hú hý với cái “con mất dạy nào đó” mà đau khổ, thì còn thiết gì nữa, đau quá thì hoá thù, dù là ân nghĩa đi nữa. Thì cái tiểu nhân của Phục binh làm sao bỏ qua mà tha cho ông này, nó như bó rơm khô, chỉ cần mồi lửa nhỏ là bùng cháy dữ dội, vì thế, chỉ đợi khi nhập vận, có điều kiện là bùng cháy, – đó chính là ý nghĩa của sao Treo.

Thê cung người này có Quan Phúc, đã được ông trời mách bảo, đã dính Phục binh, thì ăn vụng là đương nhiên, nhưng phải biết chùi mép, phải thương lấy vợ, phải chịu nhún, nếu phải thiệt thòi thì cũng phải chấp nhận, không thì đến khi to chuyện, vỡ lở, vẫn phải chịu nhún, thua thiệt với vợ, chứ có thoát đâu. Nay thì ôi thôi!vẫn phải nhún với bà ta, mà sự nghiệp cơ đồ cũng vẫn bị thâp phần nguy nan – Phục trực chiếu Quan là vậy đó.

Trong Tử vi, người xưa đưa vào các hệ sao có tính chất cứu giải, nhưng muốn nắm được nó, phải hiểu tường tận lý của an sao và lý của cấu trúc lá số, rằng phải hiểu thế nào là Bản mệnh, tại sao người ta không ghi là Mệnh mà lại phải ghi là Hành của Bản mệnh, rồi Cục nữa, phải hiểu Cục chi phối về cái gì với Mệnh, hành của bản Mệnh chi phối lên chuyển vận của sao hay cách cục thông qua cái gì, phải “bắt” được sao treo, mới thấy hết được những cứu giải, cứu ra sao, cứu vào đâu của Mệnh. Rồi từ đó, mới thấy cái Đạo nó ngấm vào đời sống của chúng ta được chiếu trên Tử vi như thế nào?.
Đại vận và LN đại vận này, sao Treo của đại gia nọ chính là Liêm trinh, có thế mới dính đến luật pháp, công quyền, và cái đó mới là đáng sợ, chính Phục binh châm ngòi cho Liêm trinh phát nổ. Đáng tiếc, nó lại nằm ngay trong vận, nên cứu giải không thể trông chờ trực tiếp ở vận, mà phải trông vào cái lý hoàn Không ở Mệnh của ông ta. Biết được thì gỡ qua nạn này chẳng khó gì, chỉ ngại nạn sau mà thôi, qua đại vận này, ông ta mới giác ngộ, thật cũng là muộn mằn.

Sao treo chính là sao có thể thay đổi cục diện hoặc tương quan lực lượng trong một lá số tử vi, vì trong một lá số ở các cung bao giờ cũng có những thế lực đối kháng với nhau, mạnh thì được, yếu thua, giữa các thế lực này luôn có nhưng sao có thể làm thay đổi tương quan lực lượng, biến lá số thành bài toán mở, đó là sao treo. Cũng giống như đi tìm dụng thần trong tử bình.

Thế nào gọi là “ăn”? Chính yếu “ăn ” là được hưởng, thí dụ mệnh Mộc có Thái Âm cư Thê tức đuơng số ăn vào thê, được lợi về vợ. Nếu lại là người mạng Hỏa lại bị khổ sở vì Thái Âm hành Thủy. Một lá sô quen biết, mạng Hỏa cung Quan có Thái Duơng lu mờ bởi Tuần Triệt, bên kia có Thái Âm sáng chiếu qua làm anh ta khó chịu thêm thôi (tự ái đàn ông mà). Người ngoài cho rằng Âm sáng thì vợ giỏi khôn ngoan hiền thục: đúng vậy, nhưng xét về mặt “ăn” thì không vui chút nào, có vẽ hưởng bề ngoài nhưng bề trong khổ sở! Điều này được các tiền bối trong miền Nam phẩm bình trong các bài xa xưa!

Còn 1 nghĩa của chữ Ăn, đó là kiếm cho được một sao hay cách bộ nào đó làm nồng cốt cho mình lỡ khi trong tam hợp mệnh không có những sao cùng hành hay trợ sinh cho mệnh. Đó là lí thuyết định sao ăn vào, tức ứng vào mệnh. Dĩ nhiên các cụ VN biết thừa sao bản mệnh nằm trấn ngay cung mạng sẽ làm chủ nhân của người đó, không thể chối cãi được nhưng có làm lợi cho người đó hay không thì phải xét về ngũ hành. Người Hỏa gặp Cự Môn rất lao đao, khó lòng phú quí, có khi khổ sở! Đâu khác gì Mộc mạng cư Dần Mão trúng Thiên Hình, trước khi làm thẩm phán luật sư e rằng cũng bị tai bay vạ gió hỏi thăm mình rồi.

Vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy một số cụ ngày trước (trong đó có Thiên Lương) cho rằng khi tam hợp mệnh không có sao chánh cùng hành / trợ sinh với mệnh thì cho là VCD. Chúng ta phải hiểu rằng các cụ đó có ý phê lá số kém, không so được với tiêu chuẫn đề ra là kiếm cho được sao đồng hành! Dĩ nhiên kiếm được sao đồng hành nhưng lại là hãm và lại là sát tinh thì cụ cũng biết đó là sự oan nghiệt áp đặt cho đuơng số, là những gì độc hại vô bờ bến!

Nguồn: Sưu tầm