Sao Tử Vi - Bá Ấp Khảo

Tây bá hầu Cơ Xương từ khi bị Trụ Vương giam lỏng tai Dũ Lý, con trai trưởng là Bá Ấp Khảo chấp chính ở Tây Kỳ thay phụ thân, nghe theo lời dặn của phụ thân trước khi đi, hết lòng cai quản vùng đất theo lề lối, dân giàu vật phú.


Sao Tử Vi - Bá Ấp Khảo (con trai trưởng Chu Văn Vương)

Hôm đó, tự nhiên trong lòng Bá Âp trào dâng nỗi nhớ cha, không thể kìm chế được, thế là tìm đại thần là Tán Nghi Sinh và tướng võ , Nam Cung Thích nói:

“Cha ta đã bị Trụ Vương giam gần 7 năm rồi, mà hôm nay lành dữ chưa biết được, ta muốn đem chính sự trong cung tạm thời giao cho hai vị đại nhân quản lý, tự mình đi một chuyên tới thành Triều Ca, diện kiến minh quân, cầu xin ông ta thả cha ta”.

Những lời nói này vừa xong thì Tán Nghi Sinh bèn tiếp lời khuyên can Bá Ấp Khảo nói:

‘Trưởng công tử không nên vì lo lắng nhất thời, người hẳn còn nhớ việc mà Hầu Gia đã cẩn trọng giao phó. Chỉ cần đợi tròn 7 năm, kiếp nạn của ông  sẽ tự mất đi, bình an quay trở về Tây Kỳ. Nhưng bây giờ, người nếu có bất cứ hành động nào, há chẳng phải phụ lòng của phụ thân, phải suy nghĩ cho kỹ, cấp tất hữu thất, một khi cha người đã dặn dò như vậy, ắt phải có lý do”.

Bá Ấp Khảo trong lòng đã quyết, hai vị đại thần cũng không còn cách nào, đành phải rút lui.

Sau khi nói rõ lý do với mẫu thân, Bá Âp Khảo hôm sau mang theo ba vật báu gia truyền (Thất hương xa (xe mà hoàng đế từng dùng), Chăn tỉnh rượu (người say rượu chỉ cần nằm lên tấm chăn này sẽ có thể tỉnh), con khỉ mặt trắng biết hát, chuẩn bị cung tiến Trụ Vương để miễn tội cho cha.

Bá Ấp Khảo tới kinh thành, sau năm ngày vẫn không có cách nào gặp được Trụ Vương. Ngày thứ sáu, chàng lại tới Ngọ Môn hầu chỉ, nhìn thấy á tướng Tỷ Can, nói rõ lý do từ xa tới đây, cuối cùng được Tỷ Can dẫn tới Trích Tinh Lâu gặp Trụ Vương. Ngoài việc cúng tiến ba báu vật, Tỷ Can chuyển trình sớ tấu của Bá Ấp Khảo, Trụ Vương bị sự hiếu thuận của chàng làm cho cảm động, bèn ra lệnh cho chàng đứng sang một bên để tiện suy xét.

Đát Kỷ nhìn thấy Bá Ấp Khảo khôi ngô tuấn tú, quả là một mỹ nam tử hiếm có trong thiên hạ, bèn nói với Trụ Vương:

“Thiếp nghe nói Bá Ấp Khảo giỏi chơi Thất huyền cầm (Hiện tại gọi là cổ cầm), tinh thông âm luật, chi bằng mời chàng ta chơi một bài. Xem tài nghệ có đúng như lời đồn không?”

Bá Ấp Khảo từ chối không được, đành phải để đàn lên đùi ngồi tại đó, chơi bài “Phong nhập tùng”, khi nhạc vang lên, Trụ Vương trong lòng vui mừng lại tán thưởng thêm một hồi. Đát Kỷ tận mắt thấy Bá Ấp Khảo thanh niên tài tuấn, không kìm được nảy sinh tình yêu, muốn giữ chàng lại qua đêm, bèn nói với Trụ Vương:

“Chi bằng giữ chàng ta lại, đem tài chơi đàn đẹp nhất thiên hạ truyền cho thiếp?”

Trụ Vương phê chuẩn thỉnh cầu của Đát Kỷ, Bá Ấp Khảo đành phải tuân mệnh đi truyền thụ nghệ thuật chơi đàn. Hôm đó, bài học đàn dạy tới đêm khuya, Bá Ấp Khảo chuẩn bị rời đi, Đát Kỷ mượn cơ hội trêu ghẹo Bá Ấp Khảo. Tình cảnh xảy ra quá đường đột này bỗng chốc làm cho chàng cảm thấy rất phản cảm với Hoàng phi, trong tình thế cấp bách đó, đã hét lên với Đát Kỷ, ai ngờ làm cho đội thị vệ trong cung chạy tới, ngay cả Trụ Vương suýt chút nữa cũng bị làm cho tỉnh.

Ngày hôm sau, Đát Kỷ nghĩ ra mưu kế mới, nàng ta đầu tiên cáo trạng, vừa khóc vừa tâu với Trụ Vương, nói Bá Ấp Khảo mượn cớ dạy đàn, nói lời khiêu khích, muốn vô lễ với nàng ta. Trụ Vương nói với Bá Ấp Khảo:

“Nếu ngươi gảy đàn có trung lương chi âm, sẽ tha ngươi vô tội, nếu trong âm vận ẩn chứa khuynh nguy chi âm, quyết định không tha”.

Bá Ấp Khảo tự biết kiếp số mình khó thoát, đành chơi một bài, trong cầm vận mang theo cả tấm lòng trung trinh liêm khiết ái quốc, Trụ Vương không thể nhìn ra kẽ hở, bèn ra lệnh cho chàng chơi tiếp bài nữa, Bá Ấp Khảo không thể làm khác được, đành tuân lệnh, trong cầm vận dường như muốn bày tỏ đức hạnh và phẩm chất của người làm chính trị, cũng mang một chút ý khuyên can Trụ Vương. Bá Ấp Khảo vừa chơi đàn, vừa hát lên:

Nguyện chủ viễn sắc hề tái chính cương thường, thiên hạ thái bình hề tốc phế nương nương,
Yêu khí diệt hề chư hầu duyệt phục, tước dâm nha hề xã tắc ninh khang,
Hiểm cơ khảo hề bất phạ vạn tử, tuyệt Đát Kỷ hề sử thị truyền dương.

Sau khi đàn xong, chàng bèn lấy Thất huyền cầm đánh về phía Đát Kỷ, không ngờ rằng chưa đánh tới nơi, ngược lại làm vỡ hết chén đĩa trên bàn, Trụ Vương vô cùng tức giận, bèn lệnh cho thị vệ trong cung bắt chàng lại, ném vào trong hầm rắn. Lúc này, Đát Kỷ lại nghĩ ra một kế, nói với Trụ Vương:

“Hay là đem thịt của Bá Ấp Khảo làm thành bánh nhân thịt, đưa cho Cơ Xương ăn, nếu ông ta ăn, chứng tỏ quẻ bói của ông ta không chuẩn, không thể xem được thịt của bánh chính là lấy thịt con trai mình làm ra. Nếu ông ta không ăn, thì ông ta hẳn là Thiên thần số mà có thể dự đoán tương lai, buộc phải lập tức xử ông ta chặt đầu”.

Thị vệ trong cung làm xong bánh nhân thịt đưa tới Dũ Lý, Cơ Xương ngoài việc cảm ơn ân đức của Trụ Vương, còn án bánh bao nhân thịt luôn lúc đó, các thị vệ ở bên cạnh nhìn thấy vô cùng kinh ngạc, nhưng cũng không nói ra với ông, bèn hồi cung phục mệnh. Lại qua mấy ngày, Trụ Vương cũng đã xác nhận uy hiếp của Cơ Xương với mình không còn tồn tại, bèn tha tội cho ông, cho ông quay trở về Tây Kỳ. Từ khi bị giam tới lúc này,

tính ra thì vừa vặn 7 năm hoạn nạn. Khi Cơ Xương quay trở về nhà, bỗng nhớ tới người con trưởng Bá Ấp Khảo vì mình mà tuẫn thân chết, bất giác trong lòng quặn đau, đau khổ vạn phần, từ trong miệng bỗng nôn ra một miếng thịt, hóa thành một con thỏ chạy đi.

Hồn phách của Bá Ấp Khảo bay tới đài Phong thần, được phong làm sao Tử vi, quản Bắc Đẩu tinh hệ. Ngoài thần điện mà ông ở, trong vườn trồng đầy hoa tường vi màu đỏ.

Nhân vật đại diện cho sao Tử vi là Bá Ấp Khảo, vì giỏi chơi đàn mà nổi tiếng. Sau khi vào cung, Đát Kỷ hâm mộ tài hoa của chàng, nghĩ kế để trêu ghẹo, bị cự tuyệt. Đát Kỷ xấu hổ tức giận, tố cáo với Trụ Vương, Trụ Vương ra lệnh chàng chơi đàn, Bá Ấp Khảo mượn cơ hội này để bóng gió khuyên can nhà vua, tuẫn thân mà chết.

Bá Ấp Khảo trong tác phẩm điện ảnh được gọi là “Ấp Khảo”, điều này là không đúng. Ông họ Cơ, Tự Bá Ấp. Viết thành Bá Ấp Khảo là do trong sách sử khi viết tên người mở đầu chỉ viết họ, sau đó hành văn thì không viết họ nữa mà chỉ viết tên. Hai là do thời cổ đại gọi phụ thân đã qua đời là Khảo, nếu trong sách sử gọi Bá Ấp Khảo là “Khảo”, người đời sau có lẽ không hiểu là chỉ Chu Văn Vương hay là chỉ Cơ Khảo, bởi vậy lấy tên của ông cùng viết lên trên. Ngoài ra, Chu chế lấy Bá Trọng Thúc Quý sắp xếp, lấy Cổng Hầu Bá Tử Nam liệt tước, bỏi vậy “Bá” có thể có ý nghĩa là già.

Bá Ấp Khảo giỏi đàn, cây đàn cổ cầm mà chàng chơi còn gọi là Dao cầm, Ngọc cầm, Thất huyền cầm, là một trong những nhạc cổ xưa nhất Trung Hoa. Lưu truyền hơn ba nghìn năm có lẽ chưa từng gián đoạn trong lịch sử Trung Hoa. Đầu thế kỷ XX mới được gọi là “Cổ cầm”.

xem thêm