So sánh Tứ trụ mệnh lý và Tử vi đẩu số 

Mệnh lý học truyền thống chủ yếu có hai loại: Tứ trụ (Bát tự) và Tử vi đẩu số. Về lượng tác phẩm nổi tiếng hay phạm vi ảnh hưởng thì đứng đầu vẫn là Tứ trụ. Những năm gần đây Tử vi đẩu số trở thành trào lưu được mọi người theo học rất nhiều và rộng dãi hơn Tứ trụ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 2 thuật đoán mệnh này qua nội dung sau đây.


Nhặc đến mệnh lý học cổ đại đặc biệt là tử vi đẩu số không thể không nhắc đến Tinh Tông (tinh tượng đoán mệnh). Người viễn cổ quan sát tinh tượng để luận về thế sự và mệnh lý nhưng phải đến giữa đời Hán, Đường mới xuất hiện "tinh tông" chuyên dùng để đoán mệnh và chính là tiền thân của Tử vi đẩu số. Hiện nay được biết đến sớm nhất và hoàn thiện nhất là tác phẩm nổi tiếng về tinh mệnh đó là: Quả Lão tinh tông. Sách này là trước tác của Trương Quả Lão, một trong số 8 vị tiên trong thần thoại Trung Quốc. Sau khoảng giữa đời Đường, Tứ trụ mệnh lý và Tử vi đẩu số dần dần phát triển hưng vượng. Người có công lớn nhất cho việc đặt nền móng cho sự phát triển của Tứ trụ chính là Lý Hư Trung và Từ Tử Bình. Ông tổ đặt nền móng cho Tử vi đẩu số là Trương Quả Lão và Trần Đoàn. Do Tử vi đẩu số và Tứ trụ mệnh lý đều là thuật đoán mệnh được sáng tạo ra trong cùng một thời đại, nên sau đời Tống đều được nói chung là đàm luận về Tinh Mệnh.

Xem tử vi hay bát tựXem tử vi hay bát tự

Tác phẩm tiêu biểu của Tứ trụ học và tử vi đẩu số

Thuật Tinh Tông có hai nhược điểm lớn: một là sinh khắc chế hóa của Ngũ hành Âm Dương không đủ tính hệ thống hóa, hai là cung vị và tinh diệu của Thần sát không đủ rõ ràng, ổn định. Lý luận hạt nhân của Tinh tông là "Thất chính Tứ dư", đây là một loại thuật dự đoán to lớn và sâu sắc, có nguồn gốc từ thuật chiêm tinh học của phương Tây, nhưng có yêu cầu đối với thiên văn học rất cao, dễ sai lệch cung độ, dẫn đến luận đoán sai.

 Do đó sau Trương Quả Lão thì phân thành hai trào lưu lớn, một là đi theo con đường thuần túy chính là Tứ trụ mệnh lý học lấy Ngũ hành, Âm Dương sinh khắc làm chủ đạo do Lý Hư Trung phát minh.
Hai là theo thuật đoán Tinh mệnh dựa trên tinh tượng và mệnh đồ do Trần Đoàn phát minh ra, cải thiện nhược điểm của Tinh tông. Về sau thuật tinh mệnh thực dụng hơn tinh tông và được gọi với cái tên Tử vi đẩu số. Đến triều Minh thì Tứ trụ mệnh lý và Tử vi đẩu số trở thành hai thuật đoán mệnh lớn và chủ đạo của mệnh lý học truyền thống Trung Quốc.

Tứ trụ bài bản rất đơn giản còn mệnh bài của Tử vi đẩu số thì khá phức tạp, cần sắp xếp 100 sao vào 12 cung vị, tài liệu an sao thì hiếm vì có nhiều ấn bản sai lệch không dõ dàng và không có tính xác thực cao, tác phẩm kinh điển nhất là Tử vi đẩu số toàn thư cũng thật giả lẫn lộn xuất bản tràn lan mà không dõ dàng về tác giả hay các tài liệu cổ, nên được phân chia ra nhiều trường phái khác nhau, có những cách an sao khác nhau. Do đó người xưa không mấy người theo học, và không có nhiều điển tích về đoán mệnh như Tứ trụ mệnh lý.

Hiên nay đã khác, số người yêu thích càng ngày càng tăng nhưng đa số chỉ dừng lại ở mức tìm hiểu chứ không đi sâu vào nghiên cứu. Những người đã từng học hoặc yêu thích thuật chiên tinh của phương Tây lại theo học Tử vi đẩu số thì càng dễ đón nhận.

 Hai thuật đoán mệnh có hệ thống khác nhau

Cùng xuất hiện vào một thời điểm, đều dùng lá số Tứ trụlá số Tử vi đoán mệnh cho cùng một người,  kết quả sẽ có sự khác ít nhiều, không thể đồng nhất hoàn toàn. Lý do là vì hệ thống lý luận của cả hai không giống nhau, phương pháp khởi tạo, tiêu chuẩn đánh giá... cũng đều khác nhau. Nên rất hiếm có một kết quả đồng nhất giữa hai thuật đoán mệnh này.

Tứ trụ mệnh lý sử dụng thập Thiên can, Thập nhị địa chi, Ngũ hành, Âm dương để lý luận, bài chí đơn giản nên, nên thường dùng để luận đoán tổng quát cả đời người, và vận trình hàng năm sâu hơn nữa là hàng tháng và ngày.

Về phương diện lý luận chi tiết cụ thể thì Tử vi đẩu số lại ưu việt hơn Tứ trụ. Do đó, muốn biết vận mệnh cả đời thì xem Tứ trụ, muốn biết dõ dàng chi tiết về một vấn đề (1 cung) thì xem Tử vi đẩu số.

Ví dụ Tứ trụ có thể luận đoán người này vào năm nào sẽ có tài vận, kinh doanh phát đạt, hay quan lộ thăng tiến, nhưng không biết dõ tính chất ngành nghề đó là gì. Hay tiền tài đó từ đâu mà ra. Nhưng Tử vi đẩu số thì có thể luận đoán tài lộc đó thuộc tính chất gì, con đường đạt được tiền tài từ đâu mà có, sự nghiệp đó có tính chất nào. 

Về hướng nghiệp Tứ trụ có thể xem người đó thích hợp làm công việc mang hành gì, phương hướng gây dựng sự nghiệp, thích hợp kinh doanh hay chính trị. Còn Tử vi đẩu số lại có thể luận đoán người này có thể làm thủ quỹ, kế toán, hay ngoại giao, và tính chất đặc trưng của công việc đó cần yếu tố nào.

ứng dụng của bát tựứng dụng của bát tự

 Tuy Tử vi đẩu số có ưu điểm riêng về mặt chi tiết nhưng địa vị của Tứ trụ trong mệnh lý vẫn có phần dẫn trước. Đặc biệt là khi bàn luận về các tác phẩm nổi tiếng thì Tứ trụ vượt xa Tử vi đẩu số. Tác phẩm nổi tiếng về Tứ trụ ở thời kỳ Minh, Thanh có rất nhiều như Trích thiên tuỷ của Lưu Bá Ôn, Tam mệnh thông hội của Vạn Dân Anh, Thần phong thông khảo của Trương Nam, Mệnh lý ước ngôn của Trần Tố Am, Tử bình chân thuyên của Thẩm Hiếu Thiêm. Những tác phẩm nổi bật này làm cho Tứ trụ mệnh lý phát triển tới đỉnh điểm của phương pháp "dụng thần".

Dần dần các phương pháp Nạp âm, Thần sát bị lùi xuống địa vị phụ trợ. Đặc biệt là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng này đều là những người giữ chức vị không nhỏ như: Luu Bá Ôn là công thần khai quốc triều Minh, Vạn Dân Anh là tiến sỹ chiều Minh, Trương Nam (Trương Thần Phong) là văn nhân triều Minh, Thẩm Hiếu Thiêm là tiến sỹ triều Thanh, Trần Tố Am là đại học sỹ nội các triều Thanh. Đến thời Dân quốc thì nổi bật nhất là Từ Lạc Ngô, Viên Thụ San và Vi Thiên Lý, đây là những người có học thức uyên bác thời cận đại, viết rất nhiều sách về mệnh lý. Phương pháp dụng thần dường như đều dựa vào những vị tiên hiền này mà được hưng vượng.

Song song với trước tác kinh điển, những nhà mệnh nhà mệnh lý nổi bật, thì cũng có những câu chuyện hay điển tích đoán mệnh để lại cho hậu nhân thêm phần thám phục như: Lưu Bá Ôn gặp Chu Nguyên Chương, Khang hy đế xem bát tự của Càn Long, Viên Thụ San luận mệnh  .v.v.. Phương pháp dụng thần dường như đều dựa vào những vị tiên hiền này mà được hưng vượng.

Danh mục: THUẬT ĐOÁN MỆNH
xem thêm